Site icon Cân điện tử Hoàng Thanh

Quy trình kiểm tra kỹ thuật cân xe tải 120 tấn

5/5 - (11 bình chọn)

CÂN Ô TÔ – QUY TRÌNH KIỂM TRA KỸ THUẬT.

CĂN CỨ VÀO VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM (ĐLVN13 :2019).

I/ ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT

+ TRẠM CÂN 120 tấn

Hình ảnh thiết bị 

II/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH – KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CÂN 120 TẤN.

I/ PHƯƠNG TIỆN KIỂM TRA.

TT Tên phương tiện kiểm định Đặc trưng kỹ thuật đo lường cơ bản Áp dụng cho điều mục của quy trình
1 Chuẩn đo lường
1.1 Quả cân có tổng khối lượng bằng 20% Max Cấp chính xác M1 7.3
1.2 Quả cân xác định sai số

(1-500)g, (1-10)kg

Cấp chính xác M1
2 Phương tiện đo khác
Tải bì đủ kiểm tới Max Vật có khối lượng không đổi

Diễn Giải:

Quả cân có tổng khối lượng bằng 20% Max: 

Quả cân xác định sai số:

Phương tiện đo khác

2/ BẢNG SAI SỐ CHO PHÉP

Sai số lớn nhất cho phép mpe: tính theo giá trị độ chia kiểm e và mức cân m được quy định như sau:

Khi kiểm định ban đầu và định kỳ được lấy theo bảng dưới đây. Khi kiểm định sau sửa chữa ( hoặc trong sử dụng) lấy bằng hai lần mpe khi kiểm định ban đầu hoặc định kỳ.

Mức cân m (kg ) Mpe (kg)
0 ≤ m  ≤   500 e

500 e < m ≤   2000 e

2000 e < m  ≤  10000 e

± 0,5 e

± 1,0 e

± 1,5 e

Diễn Giải:

Theo bảng sai số trên thì trạm cân 120 tấn tính sai số như sau

+ Sai số kiểm định ban đầu và định kỳ:

+ Sai số kiểm định sau sửa chữa hoặc trong sử dụng:

3/CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

CĂN CỨ VÀO MỤC 3 TRONG VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM (ĐLVN13 :2019).

Lần lượt tiến hành các phép kiểm định ghi trong bảng 1.

TT Tên phép kiểm định Theo điều mục của QTKĐ Chế độ kiểm định
Ban đầu Định kỳ Sau sửa chữa
1 Kiểm tra bên ngoài 7.1
1.1 Kiểm tra nhãn mác cân 7.1.1 +
1.2 Kiểm tra vị trí đóng dấu, dán tem kiểm định 7.1.2 +
1.3 Kiểm tra sự đầy đủ các bộ phận của cân 7.1.3 + +
2 Kiểm tra kỹ thuật 7.2
2.1 Kiểm tra chi tiết và lắp ghép 7.2.1 + + +
2.2 Móng và bệ cân 7.2.2 +
3 Kiểm tra đo lường 7.3
3.1 Kiểm tra tại mức cân “0” hoặc Min 7.3.2.1 + + +
3.2 Kiểm tra với tải trọng đặt lệch tâm 7.3.2.2 + + +
3.3 Kiểm tra tại các mức cân 7.3.2.3 + + +

Diễn giải:

Mục 1 và 2 là kiểm tra cảm quan hệ thống thiết bị trạm cân

Mục 3 tiến hành như sau:

+ Kiểm tra tại mức cân “0” hoặc mức min. (Nếu cần xác định sai số chi tiết ở mức cân nhỏ, dùng quả cân gia trọng làm theo ĐLVN 13:2016 mục 7.3.2.1.1)

+ Kiểm tra độ động: khi thêm một gia trọng bằng 1.4d chỉ thị cân phải thay đổi chỉ số nghĩa là cân 120 tấn có d =20 kg bỏ thêm 24 kg quả cân gia trọng thì bộ hiển thị phải nhảy số lên 1 d.

+ Kiểm tra độ lặp lại: Khi cân 1 mức tải, chênh lệch lớn nhất ba lần cân cùng một tải trọng không được lớn hơn sai số (mpe) của mức tải đó. ví dụ cân 3 lần một xe có tải trọng 40 tấn độ chênh giữa 3 lần cân không quá 20kg

+ Kiểm tra tải trọng lệch tâm: dùng xe có tải trọng 40 tấn chạy 3 điểm đầu giữa cuối và quay đầu, các vị trí được phép sai số lệch nhau là 20 kg (kiểm tra bất thường được phép sai số 40kg).

+ Kiểm tra độ đúng: sử dụng phương pháp thế chuẩn.

         Sau khi cân đạt các yêu cầu về độ động, độ lặp lại và tải trọng lệch tâm để kiểm tra độ đúng ta tiến hành như sau.

+ Chuẩn bị tải bì (xe) để thử độ đúng của cân ở các mức 25% cần xe khoảng 5 tấn, 50% cần xe khoảng 40 tấn, 75% cần xe khoảng 70 tấn, 100% cần xe khoảng 90 tấn.    

+ Cách tiến hành như sau:  cho xe lên bàn cân ghi lại số hiển thị trọng lượng xe sau đó đặt thêm 24 tấn quả cân lên, kết quả hiển thị không vượt mức sai số cho phép ở mức cân: 

+ Ví dụ :

* Xe lên cân ghi lại được số hiển thị là 5.200 kg, sau đó thêm 24.000 kg quả cân vào đồng hồ phải hiển thị 29.200 kg,  chênh lệch được phép  ±10 kg đến ±20 kg . 

* Xe lên cân ghi lại được số hiển thị là 40.200 kg, sau đó thêm 24.000 kg quả cân vào đồng hồ phải hiển thị 64.200 kg, chênh lệch được phép ±20 kg đến ± 40 kg. 

* Xe lên cân ghi lại được số hiển thị là 70.200 kg, sau đó thêm 24.000 kg quả cân vào đồng hồ phải hiển thị 94.200 kg, chênh lệch được phép ±30 kg đến ± 60 kg.

* Xe lên cân ghi lại được số hiển thị là 90.200 kg, sau đó thêm 24.000 kg quả cân vào đồng hồ phải hiển thị 114.200 kg, chênh lệch được phép ±30 kg đến ± 60 kg.

Exit mobile version